Ngay từ sáng sớm ngày khánh thành,ônggianvănhóakỹthuậtsốtriệuđôlầnđầutiêntạiViệumaru không gian văn hóa kỹ thuật số Sốnglab tại tầng 4 tòa nhà Sống Platform đường Bà Triệu (TP Huế) đã có rất đông người dân và du khách Huế tìm đến xem. Sốnglablà dự án được anh Dương Đỗ - nhà sáng lập chuỗi không gian Toong ấp ủ trong nhiều năm và triển khai thực hiện.
"Từ 5 năm trước, tôi đã mong muốn về một không gian đặc thù, được đầu tư thiết bị máy móc tối tân để phục vụ chức năng kết nối những người làm sáng tạo thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Tại đây, các nghệ sĩ có thể thoải mái thể nghiệm và dùng công nghệ để trình diễn các sáng tác của mình. Tất cả tác phẩm trong không gian kỹ thuật số Sốnglabnày đều được nhìn qua lăng kính sáng tạo của nghệ sĩ. Các nghệ sĩ không cố gắng mô phỏng lại văn hóa, di sản, mà những nguyên liệu này đã trở nên huyền ảo và siêu thực. Vẻ đẹp Huế được chuyển tải một cách trẻ trung và phóng khoáng hơn qua ngôn ngữ nghệ thuật đương đại", Dương Đỗ, nhà sáng lập kiêm chỉ đạo thực hiện Sốnglabtâm sự.
Xuất thân từ gia đình lao động nghèo ở Hải Phòng, từ khi du học ở Hà Lan về, do yêu cầu của công việc luôn đòi hỏi mỗi ngày ở cấp độ cao hơn nên anh Dương Đỗ luôn đặt ra những tiêu chuẩn có tính thẩm mỹ cao rồi bắt tay vào thực hiện. "Tự tạo ra vòng quay như thế để cá nhân có nhiều trải nghiệm, khám phá nhiều điều lý thú cho cuộc sống ngày càng tốt hơn", từ suy nghĩ đó anh hướng đến Sốnglab và tạo dựng.
Tại không gian văn hóa kỹ thuật số khai trương sáng 20.10 có 5 không gian với các cách thưởng lãm khác nhau: Có phòng chỉ trình chiếu trên màn hình, phòng kết hợp với nghệ thuật sắp đặt, phòng tạo nghệ thuật nhập vai, phòng tạo nghệ thuật tương tác... Trên nền tảng công nghệ đa dạng như vậy, các nghệ sĩ ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: hội họa truyền thống, âm nhạc, điêu khắc, múa đương đại… đều có thể tìm thấy sự phù hợp với ngôn ngữ của mình.
"Chúng tôi đòi hỏi các sáng tác phải lấy cảm hứng từ chất liệu địa phương, như Huế và những vùng không nằm ngoài Việt Nam để truyền tải đến du khách những không gian văn hóa đậm hồn cốt Việt Nam, bằng ngôn ngữ và hình ảnh bản địa. Sốnglabtại Huế phải khác biệt với thế giới, đó là quay về nguồn cội của mình", anh Dương Đỗ nhấn mạnh.
Lan tỏa tinh thần Huế thông qua các tác phẩm văn hóa kỹ thuật số
Đến khám phá tại không gian văn hóa Sốnglab, người xem choáng ngợp với hệ thống kỹ thuật số hiện đại đang triển khai tại đây, khiến các tác phẩm nghệ thuật ánh sáng trở nên lung linh huyền ảo. Ngay ở phòng đầu tiên, người xem được tiếp cận phim đồ họa 3D trình chiếu với âm thanh qua tác phẩm Đâm chồi nảy lộccủa nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Quý.
Lấy cảm hứng từ sự đa dạng của sự sống nói chung và văn hóa di sản Huế nói riêng, nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Quý đã tạo ra một rừng hoa kỹ thuật số vô cùng độc đáo. Người xem sẽ thấy những loài hoa "siêu thực", vừa quen vừa lạ, được nhào nặn từ các chất liệu bản địa như lụa, gốm, trúc chỉ… Rừng hoa đặc biệt này ẩn dụ cho sự song song tồn tại những điều khác biệt đẹp đẽ trong xã hội của chúng ta. Chấp nhận và tận hưởng sự khác biệt, bởi vì chúng ta đều bình đẳng với nhau và bởi vì đó là sự thật của cuộc sống.
Ở phòng Hồng sắc long - tác phẩm là phiên bản đồ họa 3D của công trình Đại nội (Huế) trong thế giới riêng của một nữ nghệ sĩ gen-Z Việt Nam. Tác phẩm như một sự đối thoại giữa thế hệ nghệ sĩ rất trẻ với các lớp trầm tích văn hóa hàng ngàn năm tuổi. Trong thế giới kỳ lạ và đầy màu sắc của mình, nghệ sĩ đã hóa thân thành một nhân vật hư cấu, bay lượn qua những khối kiến trúc siêu thực màu tím hồng lãng mạn. Mơ ước của nghệ sĩ có thể là ảo ảnh, nhưng tình yêu và sự kết nối là rất thực.
Và rất nhiều hình ảnh quen thuộc ở Huế, từ lăng tẩm, khu chợ hay ngõ hẻm, gánh hàng rong được các nghệ sĩ quét 3D tái diễn trong môi trường đồ họa lập thể: Một chiếc thuyền trôi lững lờ trong "tiềm thức" bỗng chốc tan mờ thành hàng ngàn chấm sáng di chuyển trong không gian nhiều tầng lớp. Cảnh này chuyển qua cảnh khác, đưa người xem du hành vào một "vũ trụ ký ức" nửa thực nửa mơ đậm đà chất Huế thơ mộng.
Người xem dừng lại rất lâu "lắng nghe từng hơi thở và chuyển động" trong tác phẩm Một trăm của Cao Hoàng Long. Tác phẩm kể lại về hành trình từ khi con người sinh ra từ "bọc trăm trứng" của mẹ Âu Cơ, tỏa đi khắp nơi, sau cùng lại hội tụ tại những điểm giao thoa được cuộc đời sắp đặt. Nghệ sĩ Cao Hoàng Long được truyền cảm hứng mãnh liệt từ sự hội ngộ của những người làm nghệ thuật và công chúng yêu nghệ thuật tại Huế, để tạo ra câu chuyện đa sắc tại Sốnglab. Câu chuyện về những cá nhân khác biệt, nhưng hòa nhịp với nhau, để từ đó những điều thú vị bắt đầu được viết nên…
Và hình ảnh mặt nước vịnh Lăng Cô khoảnh khắc đường chân trời hiện lên trong ánh hoàng hôn, xóa nhòa ranh giới của bầu trời và mặt nước hiện ra trước mắt. Những hiệu ứng vòng sáng đi theo từng bước chân như những cơn sóng nước hay thiên nhiên thay đổi rực rỡ sau từng cái chạm tay, khiến cho từng đàn bướm giật mình ùa bay ra giữa những cánh rừng hoang sơ, như gửi đến người xem một lời đáp lại từ thiên nhiên trong lành.
Tự hào vì Huế có thêm một không gian văn hóa hấp dẫn để thu hút du khách, TS Phan Lê Chung - Chủ tịch hội đồng Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) chia sẻ: "Không gian mới mở đã mang đến hơi thở mới cho cố đô Huế. Điều tôi đánh giá rất cao là lần đầu tiên Sốnglabđưa ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào không gian trưng bày tại Huế, một điều rất mới mẻ làm cho tinh thần Huế có điều kiện lan tỏa thông qua các tác phẩm kỹ thuật số. Tôi nghĩ rằng người dân Huế cũng sẽ có nhiều cảm xúc mới khi tham gia trải nghiệm tại đây. Hiện nay Bảo tàng ở Huế có nhiều, trưng bày các tác phẩm cổ điển tại những không gian khá hàn lâm, còn với Sốnglabsự hiện đại trong từng chi tiết nhỏ, trở thành điểm gặp gỡ giữa anh em văn nghệ sĩ và khán giả, thực sự là một đóng góp rất to lớn của anh Dương Đỗ và những nhà văn hóa đã dành cho Huế".