Krnl

TÔM NUÔI CHẾT HÀNG LOẠTNgười dân ở xã V bác sĩ ma

【bác sĩ ma】Nghi vấn sông Sa Lung bị đầu độc

TÔM NUÔI CHẾT HÀNG LOẠT

Người dân ở xã Vĩnh Sơn (H.Vĩnh Linh),ấnsôngSaLungbịđầuđộbác sĩ ma địa bàn nuôi tôm lớn của Quảng Trị, đang trong tình cảnh ảm đạm vì tôm chết, hồ nuôi cạn trơ đáy. Tình trạng này xảy ra từ đầu năm đến nay, thậm chí cả giai đoạn "chính vụ" từ tháng 5 - tháng 8.

Nghi vấn sông Sa Lung bị đầu độc - Ảnh 1.

Vùng nuôi tôm rộng lớn ở xã Vĩnh Sơn dừng hoạt động do tôm chết quá nhiều

THANH LỘC

Theo anh Trần Đức Thông (ở thôn Phan Hiền, xã Vĩnh Sơn), cách đây 2 tháng, anh thả nuôi hơn 600.000 con tôm sú giống trên diện tích 1,5 ha với 6 ao nuôi. Tuy nhiên, chưa đầy 15 ngày, toàn bộ tôm nuôi dạt bờ, bỏ ăn rồi chết hàng loạt, ước thiệt hại hơn 100 triệu đồng. Tương tự, gia đình bà Ngô Thị Lan cùng thôn Phan Hiền có 5 hồ nuôi tôm, đầu vụ đã đầu tư 150 triệu đồng cải tạo hồ nuôi, mua hóa chất xử lý và tôm giống thả nuôi. Nhưng cũng chỉ vài ngày sau, tôm lần lượt chết, dạt đỏ cả bờ, đến nay tôm ở cả 5 hồ đều chết hết.

Theo thống kê của Hợp tác xã Phan Hiền, trong tổng số 78 ha nuôi tôm của đơn vị, đã có hơn 70 ha tôm bị chết. Vùng nuôi tôm ở thôn Phan Hiền hình thành gần 20 năm nay, nhưng chưa năm nào tôm chết nhiều và xảy ra trên diện rộng như vụ nuôi đầu năm nay. Theo ông Hồ Ngọc Quyết, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn, toàn xã có trên 170 ha hồ nuôi tôm nhưng đến nay 90% tôm thả nuôi bị chết. Đa số người nuôi đều vay vốn hoặc tạm ứng để mua tôm giống, hóa chất và trả nợ sau khi thu hoạch tôm, nay tôm chết hàng loạt khiến họ lâm cảnh nợ nần.

Tất cả hồ nuôi tôm ở xã Vĩnh Sơn đều lấy nước từ sông Sa Lung nên người dân nghi ngờ chất lượng nguồn nước này. Nhiều người địa phương cho rằng nước sông bị ô nhiễm là do nước thải của một số nhà máy ở xã Vĩnh Long (thượng nguồn sông Sa Lung) đổ về. Các hộ nuôi tôm ở xã Vĩnh Sơn đã gửi đơn thư cầu cứu, đề nghị làm rõ chất lượng nước sông Sa Lung. Trong khi chờ đợi, hầu hết các hồ nuôi tôm đều bỏ khô, không thể sản xuất.

NHIỀU DẤU HIỆU ĐÁNG NGỜ

Ngay sau khi có phản ánh từ người dân, ngành chức năng Quảng Trị đã nhiều lần tổ chức lấy mẫu nước từ sông Sa Lung để kiểm tra. Tuy nhiên, qua nhiều lần kiểm nghiệm, kết quả cho thấy các chỉ số trong nước vẫn đảm bảo quy chuẩn cho phép. Mãi đến ngày 22.9 vừa qua, Sở TN-MT tỉnh Quảng Trị có kết quả quan trắc nước sông Sa Lung với mẫu nước lấy ngày 5.9 cho thấy thông số các vi khuẩn Coliform và E.coli vượt giới hạn B1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Trong đó, thông số vi khuẩn E.coli (gây bệnh tiêu chảy) cao bất thường.

Nghi vấn sông Sa Lung bị đầu độc - Ảnh 2.

Ống cống của Công ty TNHH MTV Đức Hiền Quảng Trị xả ra sông Sa Lung

Theo Sở TN-MT tỉnh Quảng Trị, việc E.coli cao trong môi trường là hiếm khi xảy ra, trừ khi có việc xả thải chất thải với khối lượng lớn vào môi trường. Việc vi khuẩn E.coli xuất hiện mức độ cao trong nước mặt là khá nguy hiểm đối với an toàn vệ sinh của cộng đồng. Từ đó, Sở TN-MT khẳng định chất lượng nước sông Sa Lung diễn biến xấu vào một số thời điểm, cho thấy đã có dấu hiệu xả trái pháp luật nước thải sinh hoạt và công nghiệp vào nguồn nước sông Sa Lung.

Rất trùng hợp là chỉ trước thời gian có kết quả quan trắc 3 ngày, ngày 19.9, từ tin báo của người dân, UBND H.Vĩnh Linh kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH MTV Đức Hiền Quảng Trị (gọi tắt Công ty Đức Hiền, chuyên chế biến mủ cao su). Quá trình kiểm tra phát hiện có cống nước ngầm nối từ trong khu vực nhà máy của công ty này đang xả chảy ra sông Sa Lung. Đồng thời, tại hệ thống thu gom nước mưa và nước thải của nhà máy tách biệt chưa rõ ràng nguồn xả thải, có dấu hiệu rò rỉ ra bên ngoài môi trường theo ống thoát nước mưa chảy thẳng xuống cống ngầm đổ ra sông.

Tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra, đại diện công ty thừa nhận có sự cố rò rỉ, để nước thải của nhà máy chưa xử lý chảy trực tiếp ra môi trường. Trung tâm quan trắc TN-MT tỉnh Quảng Trị đã lấy 4 mẫu nước để phân tích, đánh giá.

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND H.Vĩnh Linh, cho biết đã báo cáo vụ việc lên UBND tỉnh. "Không phải phía Công ty Đức Hiền xả thải toàn bộ ra sông Sa Lung mà họ có một đường ống khá lớn, có lượng nước thải chảy ra sông. Chúng tôi yêu cầu Công ty Đức Hiền Quảng Trị ngừng ngay việc xả thải, nhưng không có quyền cấm công ty hoạt động vì vượt thẩm quyền của UBND huyện", ông Tuấn nói.

Nghi vấn sông Sa Lung bị đầu độc - Ảnh 3.

Dòng nước đen ngòm, hôi thối chảy ra từ miệng cống của Công ty TNHH MTV Đức Hiền Quảng Trị

Trong khi ngành chức năng chưa giải quyết xong sự việc ở Công ty Đức Hiền thì tối 26.9, Công an H.Vĩnh Linh phối hợp với Phòng TN-MT và Công an xã Vĩnh Long kiểm tra khu vực nhà máy sản xuất giấy của Công ty CP Bắc Trung Bộ. Tổ công tác phát hiện tại khu vực bờ rào tiếp giáp giữa khuôn viên Công ty CP Bắc Trung Bộ và nhánh sông Sa Lung (đoạn chảy qua cầu Bảo Đài, xã Vĩnh Long) có một đoạn ống nhựa dẫn ra từ hồ chứa nước của công ty. Tại vị trí miệng ống tiếp giáp với nhánh sông Sa Lung có một lỗ hở làm nước chảy từ hồ chứa nước của công ty đi theo đường ống chảy ra sông có màu đen đục, bốc mùi hôi. Ngay sau đó, tổ công tác đã lập biên bản vụ việc, lấy mẫu nước để giao cho Trung tâm quan trắc TN-MT tỉnh Quảng Trị phân tích.

Trả lời PV Thanh Niênvề sự liên quan giữa vụ các nhà máy xả thải ở thượng nguồn sông và tôm chết hàng loạt ở hạ nguồn sông Sa Lung, ông Nguyễn Trường Khoa, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Quảng Trị, cho hay hiện đơn vị phối hợp các cơ quan liên quan xử lý nên chưa thể khẳng định điều gì.

Chủ tịch tỉnh chỉ đạo khẩn

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết đã nắm được những diễn biến đáng lo ngại ở khu vực sông Sa Lung thời gian qua và đã có những chỉ đạo khẩn.

Cụ thể, ông Hưng đã ký văn bản chỉ đạo Sở TN-MT, Sở NN-PTNT, Công an tỉnh, UBND H.Vĩnh Linh… kiểm tra, xử lý kiến nghị của các hộ dân nuôi tôm bị thiệt hại. Ông Hưng cũng yêu cầu Công an tỉnh thành lập tổ công tác và tổ chức thực hiện chuyên đề để trinh sát thường xuyên, đấu tranh, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là hành vi xả nước thải trái pháp luật vào sông Sa Lung. Sở TN-MT được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị tăng cường kiểm tra, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước sông Sa Lung, giải quyết dứt điểm ô nhiễm môi trường trên sông.

Người dân địa phương đang rất chờ đợi những chỉ đạo nói trên sẽ được thực hiện quyết liệt, rốt ráo, để làm rõ những hoài nghi về việc liệu sông Sa Lung có phải đang bị đầu độc.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap