Krnl

Trong kết luận điều tra vừa được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an (C03), hoàn tất, duy nhất bà tỷ số ca cuoc

【tỷ số ca cuoc】100% thành viên đoàn thanh tra nhận tiền để dung túng cho SCB

Trong kết luận điều tra vừa được Cơ quan Cảnh sát điều tra,ànhviênđoànthanhtranhậntiềnđểdungtútỷ số ca cuoc Bộ Công an (C03), hoàn tất, duy nhất bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Thanh tra, giám sát ngân hàng II (cục II) thuộc Ngân hàng Nhà nước, bị đề nghị truy tố tội Nhận hối lộ.

16 người khác liên quan công việc thanh tra bị đề nghị về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

7 người còn lại của đoàn thanh tra dù nhận tiền nhưng C03 cho rằng chỉ tham gia một phần việc do tổ trưởng giao, đã chủ động khai báo về sai phạm, nộp lại tiền đã nhận và tích cực hợp tác điều tra nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ông Nguyễn Văn Hưng thời là Phó chánh thanh tra, năm 2017. Ảnh: TTXVN

Ông Nguyễn Văn Hưng khi là Phó chánh thanh tra, năm 2017. Ảnh: TTXVN

Theo kết luận, tháng 8/2017, ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước đã lập đoàn thanh tra ngân hàng SCB do bà Nhàn làm người đứng đầu. Đoàn có 18 người, gồm: 9 thành viên Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, 2 thành viên của Kiểm toán Nhà nước, 4 Thanh tra Chính phủ, 3 người của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.

Đoàn liên ngành được giao thanh tra hoạt động cấp tín dụng từ 30/6/2014 và thực trạng nợ xấu, kế hoạch tái cơ cấu, các khoản lãi và phí phải thu, đánh giá hoạt động quản trị. Đợt 1 thanh tra diễn ra 45 ngày ở SCB hội sở chính và 12 chi nhánh.

Mục đích thanh tra còn làm rõ các vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng và cho vay, dịch chuyển dòng tiền, nếu phát hiện sai phạm thì kiến nghị xử lý. Xác định thực trạng cấp tín dụng, việc sử dụng tiền vay, mối quan hệ sở hữu của nhóm Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan với 71 khách hàng có cùng địa chỉ ở số 4 Nguyễn Thị Minh Khai.

>> Số tiền và quà cho 17 bị can

Sau hơn một năm điều tra vụ án, C03 xác định từ khi thanh tra đợt 1 hồi tháng 8/2017 bà Nhàn đã biết rõ thực trạng tài chính của SCB rất xấu và có hầu hết sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng... Tuy nhiên, nữ trưởng đoàn thanh tra liên ngành vẫn làm báo cáo để SCB được giữ nguyên nợ nhóm 1 (không phải phân loại nợ xấu), giữ nguyên lãi dự thu tại các dự án cùng phương án tái cơ cấu.

Cuối tháng 10/2017, trong lúc đang thanh tra, bà Nhàn gặp trực tiếp bà Lan tại tòa nhà Sherwood số 127 Pasteur theo kết nối của Tổng giám đốc SCB Võ Tấn Hoàng Văn. Cục trưởng Nhàn nói sai phạm của SCB rất nghiêm trọng, đề nghị bà Lan phải bán bớt tài sản để khắc phục, thu hồi nợ tại các khoản vay có sai phạm lớn. Bà Lan không nói rõ là đồng ý hay không mà chỉ nhờ Nhàn giúp đỡ SCB, sớm ban hành kết luận thanh tra.

Theo C03, kết thúc thanh tra đợt 1, được sự đồng ý của cấp trên là ông Hưng, bà Nhàn trực tiếp chỉ đạo cấp dưới bỏ ngoài số liệu phân loại nợ xấu 38.000 tỷ đồng, thoái lãi dự thu 3.000 tỷ đồng ở ba siêu dự án Mũi Đèn Đỏ, 6A và Royal Garden. Việc này của bà Nhàn đã "làm thay đổi toàn bộ" các chỉ tiêu tài chính quan trọng của SCB như nợ xấu, âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế hệ số an toàn vốn.

Tỷ lệ nợ xấu của SCB cũng được bà Nhàn giúp "làm đẹp" từ 35,8% xuống còn 6,8%. Hành vi của Nhàn bị C03 cáo buộc "cố ý làm sai lệch tình hình tài chính rất yếu kém của SCB so với kết quả thanh tra". Tất cả theo hướng có lợi cho nhà băng này.

Những số liệu bà Nhàn đưa ra bị đánh giá là không trung thực, không đúng về sai phạm của SCB và thậm chí còn kiến nghị cho tiếp tục được tái cơ cấu, gạch bỏ diện bị kiểm soát đặc biệt.

Trước khi thanh tra đợt 2, vào cuối tháng 3/2018, bà Nhàn lại gặp bà Lan ở Hà Nội, nói về sai phạm của nhóm 71 khách hàng thuộc hệ sinh thái của bà Lan có cùng địa chỉ số 4 Nguyễn Thị Minh Khai. Bà Nhàn một lần nữa đề nghị bà Lan bán tài sản để tất toán ngay dư nợ của các dự án sai phạm để không bị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý.

Vẫn như lần đầu, bà Lan chỉ nhờ giúp đỡ SCB để sớm ban hành kết luận thanh tra. Bà Lan ngỏ ý đưa tiền nhưng Nhàn chưa nhận, kết luận điều tra nêu.

Công an: Thanh tra xử lý 'nhẹ tay' khiến sai phạm ở SCB ngày một lớn

Khi triển khai kế hoạch, bà Nhàn thấy phát sinh các khoản vay sau ngày 30/6/2017 của các công ty trong nhóm 71 khách hàng đang dư nợ hơn 11.000 tỷ đồng. Nếu thanh tra khoản vay này sẽ rất phức tạp vì phải làm rõ mục đích sử dụng tiền. Vì thế, SCB và khách hàng phải tất toán trong thời gian thanh tra, nhưng việc này không khả quan.

Cơ quan điều tra cáo buộc, để giải quyết việc này, bà Nhàn báo cáo ông Hưng đề nghị sửa kế hoạch thanh tra để thu hẹp phạm vi, thời kỳ thanh tra với nhóm 71 khách hàng này. Mục đích để SCB xử lý các khoản vay hết dư nợ, từ đó không phải thanh tra mục đích sử dụng tiền, nguồn gốc trả nợ. Các khoản vay khi đã tất toán thì không có thiệt hại và không phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xử lý.

Khi thanh tra, bà Nhàn yêu cầu thành viên đoàn "không kiểm tra dòng tiền sử dụng và nguồn tiền trả nợ", chỉ kiểm tra chứng từ trả tiền. Trước loạt ý kiến khẳng định SCB có rất nhiều sai phạm trong khoản vay của nhóm 71 người, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra xử lý, bà Nhàn vẫn đề xuất "trước mắt ưu tiên áp dụng biện pháp kinh tế".

Làm việc với cơ quan điều tra sau khi bị bắt, bà Nhàn thừa nhận toàn bộ kết quả thanh tra đợt 2 đã thu hẹp phạm vi, không phát hiện SCB cho vay mới để trả nợ cũ, không kiến nghị chuyển điều tra. Bà cho rằng toàn bộ việc chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung báo cáo thanh tra không trung thực đều do cấp trên là ông Hưng chỉ đạo. Vì đoàn thanh tra báo cáo sai nên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ không biết được thực trạng tài chính, sai phạm của SCB.

Ông Hưng khai biết rõ các sai phạm nghiêm trọng và thực trạng tài chính yếu kém của SCB nhưng vẫn chỉ đạo bà Nhàn cùng một số thành viên đoàn thanh tra để sửa kết luận theo hướng "không trung thực".

Các thành viên còn lại của đoàn thanh tra đều khai rằng biết rõ về sai phạm và thực trạng tài chính yếu kém của SCB. Thế nhưng họ chỉ làm một phần việc riêng trong công đoạn thanh tra, việc duyệt báo cáo do bà Nhàn và ông Hưng quyết định. Tất cả đều nhận tiền của SCB, từ 100 triệu đồng đến 40.000 USD mỗi người.

Riêng bà Nhàn, trong thời gian thanh tra tại SCB, đã nhiều lần nhận hối lộ của ngân hàng này, tổng 5,2 triệu USD (khoảng 120 tỷ đồng).

Không chỉ đoàn thanh tra, cơ quan điều tra cáo buộc, từ tháng 6/2016 đến tháng 9/2022, Cục II và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM đã không quyết liệt triển khai biện pháp thanh tra với SCB theo chức năng nhiệm vụ của mình. 5 cán bộ thanh tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM nhận tiền của SCB từ 400 triệu đồng đến 1,8 tỷ đồng và hiện đều là bị can của vụ án.

C03 cho rằng việc làm ngơ của những cán bộ quản lý Nhà nước này đã giúp cho nhóm bà Lan vay lũy tiến từng năm lấy tiền sử dụng cá nhân và trả nợ các khoản vay trước nhằm che giấu thực trạng hoạt động tín dụng xấu của SCB.

Bà Trương Mỹ Lan lúc bị bắt. Ảnh: Bộ Công an

Bà Trương Mỹ Lan lúc bị bắt. Ảnh: Bộ Công an

C03 kết luận dù không giữ chức vụ ở SCB nhưng bà Lan là người chi phối, lũng đoạn, chỉ đạo toàn bộ hoạt động ngân hàng. Bà Lan thực hiện chuỗi hành vi phạm tội với vai trò là người tổ chức, chủ mưu, cầm đầu. Nữ chủ tịch đã biến các lãnh đạo ngân hàng và một số người khác ở Vạn Thịnh Phát thành người thực hành hành vi phạm tội.

Hành vi của bà Lan bị cáo buộc khiến SCB mất thanh khoản, dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, vốn chủ sở hữu âm 443.000 tỷ đồng, lỗ lũy kế 464.000 tỷ đồng. Bà Lan cùng 8 người khác tại Vạn Thịnh Phát, 45 người của SCB, 7 người tại các công ty thẩm định giá bị quy kết gây thiệt hại cho SCB 500.000 tỷ đồng.

>> Tổng cộng 86 người bị đề nghị truy tố trong vụ án

Phạm Dự

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap