Thấy trẻ vẫn chơi và ăn uống bình thường,ẹcầnlàmgìkhitrẻbịrắncắtỷ lệ cược ma cao gia đình chỉ lấy thảo dược (không rõ nguồn gốc) về đắp cho trẻ để "chữa rắn cắn". Qua một đêm ngủ dậy, chân trẻ tím đen, trẻ sốt cao, co giật, gia đình đưa trẻ đi cấp cứu.
Tại Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Tuyên Quang, bé trai V.A.T (2 tuổi, dân tộc Mông, trú H.Yên Sơn, Tuyên Quang) được đưa đến cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, co giật từng cơn, hôn mê, chân trái tím đen… Tiên lượng bệnh nhi rất nặng, các bác sĩ đã hội chẩn với BV Nhi T.Ư (Hà Nội) để đưa ra phương án điều trị tốt nhất, cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chuyển tuyến về BV Nhi T.Ư.
Các bác sĩ khuyến cáo: Khi bị rắn cắn, trẻ cần được đưa đến BV càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trong lúc chờ đợi xe đưa đi cấp cứu, các gia đình cần lưu ý: cho trẻ ngồi hoặc nằm xuống, cố gắng hạn chế cử động; điều chỉnh tư thế để giữ vùng bị rắn cắn thấp hơn tim, ngay cả trong lúc trẻ được vận chuyển đến cơ sở y tế. Nếu có thể, rửa vết thương cho trẻ bằng xà phòng và nước; tháo bỏ đồng hồ, đồ trang sức (nếu có) và nới lỏng quần áo để giảm khó chịu.
Ngoài ra, có thể quấn băng gạc sạch lên vết thương để làm chậm sự di chuyển của nọc độc trong cơ thể. Tuy nhiên, không băng quá chặt để đảm bảo máu lưu thông bình thường.
Trường hợp phát hiện trẻ bị rắn cắn, cần cố gắng ghi nhớ một số thông tin như thời điểm bị cắn; kích thước, màu sắc, đặc điểm của con rắn; các phản ứng đầu tiên của nạn nhân… để cung cấp cho bác sĩ. Điều này nhằm hỗ trợ việc điều trị thuận lợi hơn.
Lưu ý khi sơ cứu nạn nhân bị rắn cắn: không hút nọc độc từ vết cắn; không chích rạch vết thương; không cố đuổi theo để bắt, giết con rắn; không chườm đá, đắp lá cây hoặc bôi bất cứ thuốc gì lên vết thương; không tự ý cho trẻ uống thuốc; không cho trẻ uống rượu hoặc đồ uống chứa caffein để giảm đau.
5 ĐIỀU KHÔNG LÀM KHI SƠ CỨU NGƯỜI BỊ RẮN CẮN
1/ Không buộc ga rô: Ga rô là biện pháp làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch. Buộc ga rô sẽ làm máu không đến được, gây nguy cơ dễ hoại tử.
2/ Không chích rạch, hút máu tại vết cắn: Các biện pháp này không có lợi ích, gây hại thêm cho nạn nhân như tổn thương mạch máu, dây thần kinh, chảy máu khó cầm, nhiễm trùng nặng thêm…
3/ Không chườm đá (chườm lạnh): Biện pháp này đã được chứng minh sẽ gây hại cho vết cắn.
4/ Không chữa bằng mẹo: Tốt nhất là đưa nạn nhân đến bệnh viện để được xử lý đúng cách.
5/ Không cố gắng bắt rắn mang theo đến bệnh viện: Nhiều người nghĩ nên mang con rắn đã cắn tới bệnh viện để bác sĩ biết đó là loại rắn nào cho dễ xử lý. Thực ra không cần và không nên đem theo rắn tới bệnh viện, rắn còn sống sẽ rất nguy hiểm ở khu vực đông người. Chỉ cần mô tả lại con rắn (vân, màu, hình dạng đầu…) nếu quan sát kịp, có điện thoại thì chụp lại.
(Nguồn: Survival Skills Vietnam)