Krnl

Các doanh nghiệp du lịch kỳ vọng có thể bứt t̔ lich van nien

【lich van nien】Việt Nam có thể đón 20 triệu khách quốc tế trong 2024?

Việt Nam có thể đón 20 triệu khách quốc tế trong 2024?ệtNamcóthểđóntriệukháchquốctế<strong>lich van nien</strong>- Ảnh 1.

Các doanh nghiệp du lịch kỳ vọng có thể bứt tốc, đưa du lịch phục hồi về "thời hoàng kim" 2019 trong năm 2024

NHẬT THỊNH


Những tín hiệu khởi sắc cho năm 2024 bứt phá

Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Hiệp hội Du lịch Việt Nam (HHDLVN) cho biết năm qua, du lịch Việt Nam đã có những dấu hiệu khởi sắc tích cực, tiếp tục đà phục hồi từ năm 2022. Đến hết tháng 11, Việt Nam đã đón 11,2 triệu lượt khách quốc tế (ước tính đạt 69% so với năm 2019), phục vụ 103,2 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 628.300 tỉ đồng. Trong đó, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản là những thị trường gửi khách đến Việt Nam lớn nhất.

Với những tiền đề tích cực từ năm 2023, Chủ tịch HHDLVN Vũ Thế Bình kỳ vọng 2024 sẽ là một năm bứt phá của du lịch Việt Nam. "HHDLVN đang tiếp tục kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp du lịch nỗ lực, phấn đấu hướng tới mục tiêu phục hồi hoàn toàn hoạt động du lịch trên tất cả các tiêu chí đã đạt được vào năm 2019. Các doanh nghiệp du lịch quyết tâm thu hút và phục vụ trên 20 triệu khách quốc tế đến Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có du lịch phát triển cao trong khu vực" - ông Vũ Thế Bình thông tin.

Trước đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam đã có một năm 2019 rực rỡ khi cán mốc đón 18 triệu lượt khách quốc tế, vượt qua Indonesia (khoảng 16 triệu lượt) để vươn lên vị trí thứ 4 khu vực Đông Nam Á, sau Thái Lan, Malaysia và Singapore. Doanh thu từ du lịch đạt tới 726.000 tỉ đồng, đóng góp trực tiếp 9,2% GDP.

Tuy nhiên, sau khi phục hồi hậu Covid, du lịch Việt Nam đã lâm vào cảnh "đi trước về sau" khi công tác kiểm soát dịch tốt hơn nhưng tốc độ phục hồi du lịch lại chậm hơn. Mới đây, du lịch Malaysia đã nhanh chóng phục hồi so với trước dịch khi đạt mốc 26 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023, còn Thái Lan đã vượt mục tiêu 25 triệu lượt vào đầu tháng 12 vừa qua, đồng thời đặt mục tiêu đầy tham vọng cho năm 2024 với 35 triệu lượt khách quốc tế. 

Trong khi đó, Việt Nam chỉ "rụt rè" đặt mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế, thấp hơn cả mục tiêu 8,5 triệu khách của Indonesia, để rồi tới quý cuối cùng của năm mới dám mạnh dạn đẩy chỉ tiêu lên 12 - 13 triệu lượt khách. Các chuyên gia, doanh nghiệp ngành du lịch đều cho rằng đưa du lịch phục hồi bằng giai đoạn 2018 trong năm 2024 là điều kiện bắt buộc để Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế trong giai đoạn tiếp theo, đồng thời tránh lãng phí những nguồn lực hạ tầng du lịch hiện hữu. Vì thế, mục tiêu đón 18 - 20 triệu lượt khách phải làm càng sớm càng tốt. 

Việt Nam có thể đón 20 triệu khách quốc tế trong 2024?- Ảnh 2.

Khách quốc tế đến TP.HCM

NHẬT THỊNH

Vắng khách quốc tế, hệ sinh thái du lịch vẫn rất khó

Mặc dù lượng khách vượt chỉ tiêu nhưng hoạt động của hầu hết các cơ sở lưu trú, điểm vui chơi, mua sắm, dịch vụ phục vụ ngành du lịch trên khắp cả nước vẫn ì ạch gồng mình gánh lỗ. Thậm chí, do nhiều yếu tố khách quan, mức độ ảnh hưởng và khó khăn còn lớn hơn so với 3 năm hậu Covid-19 (2020, 2021 và 2022), khi nguồn tài chính ngày càng cạn kiệt, lượng khách quốc tế và khách nội địa đều không đạt như kỳ vọng.

Ông Nguyễn Châu Á, Tổng giám đốc Oxalis Group cho biết đến nay, thị trường inbound (khách quốc tế đến Việt Nam) khu vực châu Âu, Mỹ đã phục hồi gần như hoàn toàn. Tuy nhiên, tỷ lệ khách tự đi du lịch nhiều mà không đặt tour qua khâu trung gian nên các doanh nghiệp làm inbound B2B vẫn gặp nhiều khó khăn. Các thị trường lớn truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản vẫn chưa phục hồi, cùng với đà giảm của khách nội địa khiến mảng khách sạn hoạt động khó khăn. "Doanh thu tháng 11 và 12 của các khách sạn thuộc hệ thống  Oxalis chỉ bằng 30 - 40% của năm ngoái. Khách quốc tế như muối bỏ bể, hệ sinh thái du lịch vẫn rất khó" - ông Nguyễn Châu Á nói.

Tương tự, theo ông Đặng Minh Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group, trong năm qua, hầu hết các điểm vui chơi, giải trí Sun World trên cả nước của Sun Group đều chưa đạt chỉ tiêu đặt ra về lượng khách và doanh thu, chỉ có Sun World Fansipan Legend (Sa Pa) và Sun World Ba Den Mountain (Tây Ninh) đạt mức tăng trưởng dương. Trong đó, lượng khách đến với Sun World Ba Den Mountain tăng trưởng ấn tượng nhất với mức tăng gần 50% so với năm 2022, còn Sun World Fansipan Legend ghi nhận mức tăng trưởng bằng năm 2019, và đó cũng là thành công so với các điểm đến khác.

Trong lĩnh vực nghỉ dưỡng, ngoài một số các điểm sáng ở Sa Pa, Đà Nẵng, thì nói chung, các cơ sở khách sạn, nghỉ dưỡng của Sun Group cũng chỉ duy trì công suất ở mức trung bình so với các năm trước Covid. Nguyên nhân chính vẫn là lượng khách quốc tế phục hồi chưa như kỳ vọng.

Chính phủ cũng cần có những giải pháp cấp bách để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn của ngành hàng không trong nước, để các hãng hàng không có thể tăng cường, củng cố đội tàu bay, gia tăng các đường bay trong nước cũng như kết nối đường bay quốc tế. Có như vậy thì mới thúc đẩy được thị trường du lịch nội địa cũng như quốc tế

Ông Đặng Minh Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group

Tuy nhiên, lãnh đạo Sun Group nhìn nhận thị trường du lịch quốc tế năm 2024 có nhiều tín hiệu lạc quan, xán lạn hơn so với năm 2023. Trong đó, Nghị quyết 82 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững sẽ tiếp tục là cú hích cho du lịch Việt Nam tăng cường thu hút du khách quốc tế.

Đồng thời, hình ảnh du lịch Việt Nam tiếp tục được quốc tế đánh giá cao. Thời gian qua, Việt Nam liên tục gặt hái những giải thưởng du lịch uy tín, danh giá, tiêu biểu như giải thưởng World Travel Awards. Nhiều điểm đến và những sản phẩm trải nghiệm sáng tạo mới của Việt Nam ngày càng xây dựng được thương hiệu đối với truyền thông quốc tế.

Để thật sự bứt phá trong năm tới, ông Đặng Minh Trường cho rằng Việt Nam cần tiếp tục nới lỏng chính sách visa để tạo lợi thế cạnh tranh xứng tầm với các quốc gia trong khu vực. Vừa qua, các chính sách thị thực đã có những điểm tiến bộ đáng kể, tuy nhiên, để có những đột phá hơn, có tính cạnh tranh hơn, chúng ta phải có những cải cách mạnh hơn nữa.

"Chúng tôi mong muốn đề xuất mở rộng miễn thị thực đơn phương cho công dân các nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam, chi tiêu du lịch lớn và thời gian lưu trú dài hạn như: Úc, Canada, Mỹ. Các nước còn lại thuộc Liên minh châu Âu (Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ...), cùng một số nước khu vực Trung Đông như Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Arab Xê Út, Kuwait… Đồng thời, thí điểm miễn thị thực trong thời gian ngắn hạn (từ 6 tháng đến 1 năm) cho khách du lịch từ một số thị trường tiềm năng, quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan… nhằm kích cầu du lịch, tạo đà phục hồi tăng trưởng, phát triển mạnh cho các thị trường lớn này. Ngoài ra, cần tiếp tục tăng cường hợp tác với các quốc gia, các hãng hàng không quốc tế hàng đầu để xúc tiến mở các đường bay mới và tăng tần suất các chuyến bay thẳng hiện có giữa các địa bàn trọng điểm du lịch của Việt Nam và các thành phố cấp 1, cấp 2 của các thị trường khách du lịch mục tiêu, nhất là các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc… Đặc biệt, thúc đẩy song phương và mở lại các đường bay đón dòng khách du lịch từ Nga và các quốc gia Đông Âu" - lãnh đạo Sun Group kiến nghị.



Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap