Krnl

Trung tướng Alexander Sollfrank, lãnh đạo bộ chỉ huy phụ trách hậu cần của NATO, ngày 23/11 cho biết góc bẹt

【góc bẹt】Nga dọa đáp trả nếu châu Âu lập 'khối Schengen quân sự'

Trung tướng Alexander Sollfrank,ọađáptrảnếuchâuÂulậpkhốiSchengenquânsựgóc bẹt lãnh đạo bộ chỉ huy phụ trách hậu cần của NATO, ngày 23/11 cho biết mong muốn "khối Schengen quân sự" được thiết lập, đề cập khu vực cho phép các lực lượng vũ trang di chuyển tự do tương tự khối Schengen tại châu Âu.

Tướng Sollfrank cho rằng các thủ tục hành chính đang cản trở NATO điều chuyển lực lượng tại châu Âu và có thể gây chậm trễ lớn nếu nổ ra xung đột giữa liên minh và Nga.

Trong cuộc họp báo ngày 24/11, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo Nga sẽ đáp trả nếu đề xuất thiết lập "khối Schengen quân sự" trở thành hiện thực. "Châu Âu không muốn chú ý đến những lo ngại của chúng tôi", ông Peskov cho biết. "Họ nói về an ninh của mình để gây bất lợi cho chúng tôi".

Xe tăng M1A1 của Mỹ chuyển tới Đức để huấn luyện binh sĩ Ukraine ngày 13/5. Ảnh: US Army

Xe tăng M1A1 của Mỹ chuyển tới Đức để huấn luyện binh sĩ Ukraine ngày 13/5. Ảnh: US Army

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng NATO liên tục chuyển cơ sở tới gần biên giới của chúng tôi. Nga không tiến sát cơ sở của NATO, chính liên minh này đang tiến về chúng tôi. Điều này gây ra mối lo ngại cho chúng tôi và dẫn đến các biện pháp đối phó để đảm bảo an ninh của Nga", ông Peskov cho biết.

Theo ông Peskov, NATO từng coi Nga là "kẻ thù trên danh nghĩa". "Bây giờ họ coi chúng tôi là kẻ thù rõ ràng. Hành động này không khác gì xúi giục căng thẳng tại châu Âu và sẽ dẫn tới hệ lụy", phát ngôn viên Điện Kremlin cảnh báo.

Khối Schengen được thành lập tháng 3/1995, là khu vực đi lại tự do lớn nhất thế giới gồm 27 quốc gia, trong đó có 23 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Khu vực này bãi bỏ nhiều hình thức kiểm soát biên giới.

Sáng kiến về "khối Schengen quân sự" được một số chính trị gia từ các nước vùng Baltic nêu ra vào năm 2017, nhằm cho phép các đoàn xe quân sự di chuyển khắp châu Âu với một giấy phép duy nhất.

Nỗ lực xây dựng "khối Schengen quân sự" trở thành nhiệm vụ chính của chương trình Hợp tác Cơ cấu Lâu dài (PESCO) của EU được bắt đầu cùng năm để tăng cường hợp tác quốc phòng.

Các quốc gia thuộc khối Schengen. Đồ họa: AXA

Các quốc gia thuộc khối Schengen. Đồ họa:AXA

PESCO đưa ra các dự án mở rộng và củng cố hạ tầng giao thông ở châu Âu, trong đó có đường bộ, đường sắt, đường hầm, cảng và sân bay. Các dự án này nhằm mục đích cho phép dùng nhiều tuyến giao thông để vận chuyển thiết bị quân sự hạng nặng và cỡ lớn. Các nước châu Âu cũng thảo luận phương án thống nhất quy định về vận chuyển vật tư quân sự và các loại hàng hóa nguy hiểm, đặc biệt là chất nổ.

Sáng kiến được NATO hỗ trợ tích cực, tương tác giữa liên minh quân sự và EU tăng đáng kể từ khi chương trình PESCO được triển khai. Tuy nhiên, tiến bộ của chương trình tới nay được đánh giá là không đáng kể. Bộ chỉ huy hậu cần do tướng Sollfrank đứng đầu, được thành lập tháng 9/2021, chưa thể đẩy nhanh tiến độ giải quyết vấn đề.

"Chúng ta sắp hết thời gian. Những gì chúng ta không thể làm trong thời bình sẽ không thể sẵn sàng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc chiến tranh", tướng Sollfrank ngày 23/11 cho biết.

Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ NATO, cảnh báo "chúng ta có rất nhiều quy định, nhưng thứ chúng ta không có là thời gian". "Chiến sự Nga - Ukraine được chứng minh là cuộc xung đột tiêu hao và đó là cuộc đối đầu về năng lực hậu cần", ông Bauer nói.

Nguyễn Tiến(Theo TASS, Reuters)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap