Krnl

Hình ảnh bạo lực học đường luôn gây bO sơn thạch

【sơn thạch】Giáo viên làm gì để học sinh không bạo lực học đường, dù chỉ một lần?

Giáo viên làm gì để học sinh không bạo lực học đường,áoviênlàmgìđểhọcsinhkhôngbạolựchọcđườngdùchỉmộtlầ<strong>sơn thạch</strong> dù chỉ một lần - Ảnh 1.

Hình ảnh bạo lực học đường luôn gây bức xúc

ẢNH CHỤP TỪ CLIP

Trường học là một xã hội thu nhỏ

Tôi có quan niệm, trường học là hình ảnh của một xã hội thu nhỏ với hàng trăm, hàng ngàn những công dân khác nhau về tính cách đến cảm xúc. Sự khác nhau từ thói quen sinh hoạt trong gia đình, xã hội, các mối quan hệ hằng ngày đã làm nên đa dạng những hành vi ứng xử khác nhau. Trong đó không thể không có những hành vi mang tính bạo lực học đường.

Trong một lớp học cũng vậy, với mấy chục học sinh đã thấy sự khác nhau rõ rệt này rồi. Đó cũng là mấu chốt chính cho cách hành xử khác nhau, trong đó có việc chọn "bạo lực" để giải quyết vấn đề của một số học sinh chưa được giáo dục kỹ năng quản lý cảm xúc, tình yêu thương và lòng bao dung, trắc ẩn.

Nỗ lực lắng nghe học sinh

Là giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn có thói quen tiếp cận, gần gũi và thường xuyên trò chuyện với ban cán sự lớp để lắng nghe, nắm bắt tình hình sinh hoạt trong lớp học. Từ đó phát hiện sớm các tình huống mâu thuẫn giữa các cá nhân dễ dẫn đến xung đột bạo lực để kịp thời can thiệp và can ngăn.

Ở các buổi sinh hoạt chủ nhiệm lớp, tôi thường hay kể những câu chuyện, đưa những tình huống có thực trong đời sống, qua đó truyền tải thông điệp đến học sinh kỹ năng làm chủ cảm xúc của chính mình, lòng bao dung và sự vị tha để điều tiết những cảm xúc tiêu cực và luôn tránh xa cụm từ "bạo lực học đường". 

Chúng ta cần phải giáo dục học sinh "dập tắt" những đốm lửa nhỏ trong sự nóng giận bằng tình yêu thương và sự thấu cảm từ trái tim, mới có thể đẩy lùi được nạn bạo lực học đường. Và sợi dây kết nối cảm xúc, lòng trắc ẩn và sự bao dung trong tâm hồn các em phải được thực hiện lâu bền trên quan niệm "mưa dầm-thấm lâu".

Giáo viên làm gì để học sinh không bạo lực học đường, dù chỉ một lần - Ảnh 2.

Học sinh Trường tiểu học Thái Hưng, Q.8 trong giờ học giáo dục thể chất

THÚY HẰNG

Tôi thường khuyên học sinh nên chọn những môn thể thao lành mạnh để luyện tập thể hình, chọn các môn nghệ thuật, âm nhạc, trò chơi trí tuệ để làm phong phú tâm hồn, không nên lựa chọn những bộ phim bạo lực để xem vì dễ "bắt chước" và có xu hướng "làm theo". 

Con người thường luôn tin vào những gì chúng ta nhìn thấy và điều này lý giải vì sao phim ảnh có tác động rất lớn đến chúng ta. Một số nội dung phim bạo lực có tác động trực tiếp đến hành vi của giới trẻ, trong khi một số khác ảnh hưởng đến sự nhận thức và dễ bắt chước, làm theo, dẫn đến những tiêu cực.

Tất nhiên đây không phải là phép màu vạn năng để chấm dứt bạo lực học đường nhưng theo tôi nó cũng một phần nào đó thẩm thấu bên trong tâm hồn của các em, giúp những học sinh nhận ra bạo lực không thể giải quyết các vấn đề một cách tích cực, bạo lực là sự bất lực trong ngôn từ và nó không phù hợp với những công dân tri thức và trí tuệ, để các em không tìm đến giải pháp này dù chỉ một lần trong đời!

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap